Tổ chức Lính_tập

Cách tuyển lính

Lính tập vào đầu thế kỷ 20 có ba cách tuyển:[5]

  1. Bắt quân dịch
  2. Lính tình nguyện
  3. Lính tái đăng

Đi lính là nhận 5 năm trong quân ngũ. Hết hạn 5 năm thì tái đăng từ 1 đến 3 năm nữa. Tối đa là 25 năm tái đăng. Ai tái đăng thì được thưởng. Ai không tái đăng thì vẫn phải phục vụ trong Quân đội trừ bị, khi cần thì sẽ gọi trình diện.[5]

Người lính phải hội đủ những điều kiện là:[5]

  1. Tuổi từ 22 đến 28 khi nhập ngũ
  2. Không có bệnh
  3. Không có tiền án
  4. Không vi phạm thuần phong mỹ tục.

Lương bổng

Phẩm hàm thưởng cho những người đi lính sau khi về hưu
Phẩm trật võ giaichức vụ trong quân ngũ lính tậpđiều kiện
Tòng tứ phẩmPhó quản cơ (adjutant)Hơn 5 năm làm Phó quản cơ
Chánh ngũ phẩmPhó quản cơ
Cấm binh Chánh đội
Dưới 5 năm làm phó quản cơ
Chánh lục phẩmTinh binh Chánh đội trưởng (sergent)
Suất đội
Hơn 3 năm làm đội
Tòng lục phẩmChánh đội trưởng (sergent)
Suất đội
Dưới 3 năm làm đội
Chánh bát phẩmCai tức Đội trưởng (caporal)Hơn 2 năm làm cai
Tòng bát phẩmCai tức Đội trưởng (caporal)Dưới 2 năm làm cai
Chánh cửu phẩmBếp, tức Ngũ trưởng
(tirailleur de 1re classe)
Tòng cửu phẩmLính
(tirailleur de 2e classe)

Gia đình người lính được cấp 3 mẫu công điền, gọi là binh điền để trồng trọt. Khi tại ngũ thì phát lương mỗi 15 ngày. Lương lính là 3 đồng bạc Đông Dương; một năm là 73 đồng. Lương Phó quản, chức cao nhất cho người Việt là 14,45 đồng; một năm là 351,61 đồng.[6]

Nếu đi lính tối thiểu 15 năm, khi về hưu thì có lương hưu. Lương hưu trả bằng franc Pháp, vào năm 1914 hối suất là 1 đồng bạc Đông Dương=2,5 franc nhưng đến năm 1920 thì franc mất giá nhiều nên 16,5 franc mới được 1 đồng Đông Dương.[7] Vào năm 1914 lương hưu cho lính sau 15 năm tại ngũ là 99 franc/năm (39,6 đồng/năm) sau 45 năm là 231 franc/năm (92,4 đồng/năm). Phó quản sau 15 năm lãnh 201,60 franc/năm (80,64 đồng/năm); sau 45 năm thì được 470,40 franc/năm (188,16 đồng/năm).[6]

Kết hợp với quan chế nhà Nguyễn

Để tăng phần vinh dự cho những người đi lính, chính phủ Liên bang Đông Dương còn tìm cách tưởng thưởng phong hàm cho những người có công trạng bằng cách cho một số cấp được hưởng hàm võ giai sau khi về hưu. Chiếu theo đẳng cấp đó thì người nào đi lính có khen thưởng sau khi giải ngũ đã được coi như quan cửu phẩm của triều đình nhà Nguyễn.[8]